image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 bằng bài thuốc Đông y
Lượt xem: 210
 

Theo y học hiện đại Covid 19 là một bệnh do vi rút Corona mới Sars – Cov - 2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp tính, được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc. Bệnh rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra toàn thế giới, gây đại dịch toàn cầu. Sars - cov - 2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp,  Sars – Cov - 2 cũng liên tục biến đổi tạo ra nhiều biến thể khác nhau, làm cho khả năng lây lan mạnh hơn và khó kiểm soát hơn.

Sars – Cov - 2 thường gây ra các triệu chứng đường hô hấp, có thể cảm thấy giống như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi. Sars – Cov - 2 có thể tấn công không chỉ phổi và hệ hô hấp, mà các bộ phận khác cũng có thể bị ảnh hưởng.

Hầu hết những người mắc Covid - 19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ người nhiễm không có triệu chứng, có các triệu chứng nhẹ cho tới những biểu hiện bệnh lí nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển nhiễm khuẩn huyết suy chức năng đa cơ quan và tử vong. Người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm sẽ có nguy cơ diễn biến nặng hơn nhiều, Một số người, kể cả những người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng vẫn có thể bị hội chứng hậu Covid - 19.

Theo y học cổ truyền: Covid - 19 thuộc phạm trù ôn dịch của y học cổ truyền

Nguyên nhân của ôn dịch là do “ lệ khí” vô hình, từ miệng, mũi mà xâm nhập vào cơ thể, phục tại Mạc nguyên, tà ở giữa khoảng bán biểu bán lý. Lệ khí có nhiều loại, mỗi loại đều có tính đặc dị nhất định khi xâm nhập vào tạng phủ, kinh lạc. Đường xâm nhập của Lệ khí vào cơ thể có thể do “ Tự nhiên thụ”, tức là lây truyền qua đường không khí, có thể do “ Truyền nhiễm thụ” , tức lây truyền qua tiếp xúc, đây vừa có thể là cách lưu hành của dịch bệnh, vừa có thể là nguồn phát tán của dịch bệnh.

Khi tà khí xâm nhập vào mũi, miệng, nếu người có bản khí sung mãn, tà không dễ xâm nhập vào sâu trong cơ thể, nếu gặp người bị hư yếu, đặc biệt là người có các bệnh về hô hấp, ngoại tà nhân đó mà thừa cơ. Nếu khí dịch tà năm đó mà thịnh, bất luận là người cường hay nhược, người chính khí thịnh hay suy,  khi tiếp xúc lập tức bị bệnh. Khi bị nhiễm nặng, trúng tà  khí sẽ lập tức phát bệnh, khi bị nhiễm tà khí nhẹ, tà không thắng chính, chưa thể lập tức phát bệnh.

Biểu hiện của ôn dịch là nhiệt bệnh. Nhưng ở giai đoạn đầu, do bởi dương khí và tà khí trong cơ thể giao tranh, dương khí không thể đạt ra biểu, do đó ở giai đoạn đầu bệnh nhân thường có biểu hiện sợ hàn. Giai đoạn sau, khi dương khí trong cơ thể dần dần được tích tụ, dương khí có thể thông đạt đến phần biểu, nên tay chân không còn bị lạnh, khi dương khí ở phần biểu sung mãn, đến giai đoạn này thì người bệnh chỉ có phát nhiệt mà không sợ hàn.

Bệnh là do tà ở bán biểu  bán lý, mặc dù người bệnh có thể có ra mồ hôi, tà khí cũng khó để ngoại giải. Do đó, nếu dùng các vị thuốc để phát hàn hoặc dùng các vị thuốc hàn lương để thanh nhiệt quá sớm chỉ làm tổn thương đến chính khí càng làm cho tà khí thâm nhập và hãm lại ở trong cơ thể. Khi tà bắt đầu suy giảm, chính khí ở biểu cũng hướng vào trong để tụ kết, lúc đó chính khí của cơ thể mới đủ mạnh để giao tranh với tà khí, dương khí ở biểu và ở lý tương thông, do đó bệnh nhân ra mồ hôi, tà khí khi đó mới được từ hàn mà giải, hoặc tà độc được truyền tống qua đường đại tiện, người bệnh đỡ sốt, tinh thần dễ chịu, mạch đập hòa hoãn trở lại, bệnh sẽ khỏi.

Nguyễn tắc “Năng tri dĩ vật chế khí, nhất bệnh chỉ hữu, nhất dược chỉ đáo bệnh dĩ”, tức là có thể biết lấy dược vật để chế khí, một bệnh chỉ có một bài thuốc để trị khỏi. Ôn dịch đã dùng các bài thuốc đạt nguyên ẩm, tam tiêu ẩm và bài thuốc điều trị các thể bệnh theo quá trình truyền biến của ôn dịch .

Để vận dụng tốt trong chẩn đoán, hỗ trợ điều trị ôn dịch trên lâm sàng, thầy thuốc cần phải nắm vững phương pháp điều trị theo truyền biến của ôn dịch. Ngoài ra, cũng cần phải kết hợp thêm mạch, chứng, các pháp và phương thuốc điều trị đối với những người có các bệnh nền khác. Đặc biệt, phải theo dõi sát quá trình diễn biến bất hường của bệnh nhân để phối hợp xử lý kịp thời.

Đông y tham gia điều trị đối với các bệnh nhân Covid 19 có mức độ lâm sàng như sau:

+ Người nhiễm không triệu chứng: là người nhiễm Sars – Cov 2 được xác định là một trong số các trường hợp theo Công văn số 11042/BYT – DP, ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế V/v điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid 19.

+ Người bệnh không có triệu chứng lâm sàng.

Nhịp thở < 20 lần / phút, SP02 > 96% khi thở khí trời

Người bệnh Covid 19 có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy …

- Nhịp thở < 20 lần/ phút, SP02 > 96% khi thở khí trời

- Tỉnh táo, người bệnh tự phục vụ được.

- X quang phổi bình thường hoặc có nhưng tổn thương ít

Người bệnh có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như mức độ nhẹ.

- Hô hấp: Có dấu hiệu viêm phổi với khó thở, thở nhanh 20 – 25 lần/phút, phổi có ran nổ và không có dấu hiệu suy hô hấp nặng, SPO2 94 – 96% khi thở khí phòng. Người bệnh có thể khó thở khi gắng sức ( đi lại trong nhà, lên cầu thang)

- Tuần hoàn: Mạch nhanh hoặc chậm, da khô , nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường.

-  Ý thức: Tỉnh táo

+ Cận lâm sàng

- X quang ngực và CLVT ngực: Có tổn thương, tổn thương dưới 50%

- Siêu âm: hình ảnh sóng B

- Bệnh nhân Covid 19 ở giai đoạn hồi phục

+ Là người nhiễm Sars Cov 2 (F0): được xác định là một trong số các trường hợp theo Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 của Bộ y tế V/v điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid 19

- Người bệnh không có triệu chứng lâm sàng

- Nhịp thở < 20 lần/ phút , SPO2 > 96% khi thở khí trời

+ Khám đông y: Chất lưỡi bệu, rệu lưỡi vàng hoặc trắng nhớt, mạch phù hoạt sác ( Lưu ý phân biệt mạch, lưỡi của bệnh nhân có bệnh lý nền)

+ Đây là bệnh ôn dịch ở thời kỳ đầu, do tà khí độc xâm nhập vào phế vệ.

+ Phép điều trị: Trừ thấp nhiệt độc, bổ chính khí

+ Các phương thuốc đề nghị hỗ trợ điều trị

* Nồi nước xông

- Sử dụng các loại dược chứa tinh dầu: Sả, bạc hà, quế, mùi, bưởi, tràm, màng tang, long não, kinh giới, tía tô, vỏ bưởi, lá bưởi, lá tre, hương nhu …

- Thành phần nồi lá xông ở mỗi địa phương có khác nhau, nên có các vị chính: Sả, quế, bạc hà, lá bưởi, lá tre, tràm.

- Thời gian xông tùy theo mức độ chịu đựng của bệnh nhân, trung bình từ 5 đến 10 phút, nhiệt độ từ khoảng 60 – 70%C (cho nồi xông cá nhân – trùm chăn)

 

anh tin bai

Nồi nước xông với nguyên liệu là các loại lá cây dễ thực hiện

Lưu ý:

* Sau khi xông phải thay quần áo, lau khô người

* Uống bù nước, điện giải: Oresol, nước ép hoa quả, hoặc nước đun sôi để nguội pha với một ít muối (9g/1 lít nước).

* Không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.

* Chống chỉ định: không dùng xông toàn thân cho người bệnh bị khí huyết hư, khí âm hư và có thể suy nhược, không xông cho bệnh nhân ra mồ hôi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, tiêu chảy, cao huyết áp và người có bệnh lý nền và tim mạch, tâm thần …

* Xông tinh dầu

Bồ kết 10 quả, một chút vỏ bưởi khô đốt xông phòng 100m2. Đóng kín cửa 10 phút (tùy theo diện tích phòng để thêm bớt).

* Xông hơi tinh dầu trực tiếp vào mũi, họng:

Dụng cụ xông: Gồm 1 ly nước to, 1 vỏ chai nước muối sinh lý cắt bỏ phần đáy lọ.

Thành phần cốc xông: Xả, gừng, tỏi mỗi thứ 10gram giã nát, thêm một chút muối cho vào ly, đổ nước sôi vào cốc, đậy vỏ chai nước muối sinh lí, mở nắp hít vào 2 bên lỗ mũi và miệng mỗi lần 3 phút, ngày 1 lần. Có thể tận dụng lại 1 lần nữa để xông.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, F0 tăng nhanh, mức độ lây nhiễm trên diện rộng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên người dân đã được tiêm Vacxin cơ bản nên người mắc F0 hầu như có triệu chứng nhẹ, hoặc không có triệu chứng, tỷ lệ tử vong thấp, nên người dân rất chủ quan trong việc phòng chống dịch bệnh. Có nhiều người bị hội chứng Covid 19 kéo dài, hoặc hội chứng hậu Covid biểu hiện đa dạng. Trong đó phổ biến các biểu hiện về  hô hấp như ho khan, hụt hơi, khó thở dai dẳng kéo dài trong vòng 3 tháng sau khỏi Covid 19. Ngoài ra người bệnh có biểu hiện về tiêu hóa gồm buồn nôn, đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi kéo dài, rối loại giấc ngủ, lo lắng, giảm tập trung, rối loạn cảm xúc, đau đầu, chóng mặt, mất vị giác, mất khứu giác, giảm trí nhớ. Tuy nhiên những người đã tiên đủ 3 mũi Vacxin vẫn bị mắc Covid 19 nhưng triệu chứng sẽ nhẹ hơn, song vẫn có thể mắc di chứng hậu Covid .

Những người có nguy cơ cao mắc hội chứng hậu Covid 19 là người trên 60 tuổi, các bệnh lý nền kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo dường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen, bệnh thận mãn tính, bệnh gan mãn tính, bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch.

Để dự phòng di chứng hậu Covid 19 và phòng chống dịch bệnh, đề nghị người dân tự giác tuân thủ thực hiện tốt 5K và xông khử khuẩn, tiêm Vacxin phòng bệnh. Nếu không may là F0, người bệnh tuân thủ khai báo y tế tại địa phương để quản lý và phân tầng với các mức độ từ không triệu chứng đến mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Ngoài ra bệnh nhân thường xuyên tập thở, vận động để phục hồi chức năng hô hấp và thể lực. Bổ xung đầy đủ dinh dưỡng, nước uống hàng ngày để nâng cao chính khí chống đỡ bệnh tật, bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc di chứng hậu Covid 19 đến các cơ sở khám chữa bệnh đông y trên địa bàn huyện, do Hội Đông y huyện Vụ Bản quản lý để tư vấn, khám điều  trị bằng đông y theo phác đồ của Bộ Y tế và Trung ương Hội Đông y Việt Nam ban hành.

Hội Đông y huyện Vụ Bản

Cơ quan chủ quản: UBND XÃ THÀNH LỢI
Địa chỉ : UBND Xã Thành Lợi - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam  Định
Email: xathanhloi.vbn@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang